Tam Quốc diễn nghĩa có miêu tả câu chuyện “Tam anh chiến Lữ Bố” ý chỉ ba người Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi chiến Lữ Bố. Trong dân gian thì có câu nói:
Nhất Lữ nhị Triệu tam Điển VI,
tứ Quan, ngũ Mã lục Trương Phi,
thất Hoàng bát Hứa cửu Khương Duy.
Trong bài này chúng ta sẽ nói đến 8 mãnh tướng được đánh giá là mạnh nhất thời kỳ này, không nói trong “diễn nghĩa”, cũng không nói đến năng lực thống binh, mà chỉ nói đến võ nghệ và lực chiến cá nhân.
Quan Vũ
Trong chính sử, người có võ lực mạnh nhất là Quan Vũ và Trương Phi, họ còn được gọi là vạn nhân địch. Chiến tích lợi hại nhất của Quan Vũ là chém chết đại tướng Nhan Lương của Viên Thiệu giữa vạn quân mã, thậm chí chư tướng của Viên Thiệu không ai có thể cản được Quan Vân Trường.
Tam quân của Nhan Lương không phải người thường, Trương Liêu cũng có mặt, nhưng không dám động thủ. Rất nhiều người thắc mắc tại sao hai quân đối mặt đánh giáp lá cà, có thể giết nhưng tại sao không tiến lên lập công? Rõ ràng là Trương Liêu không chắc chắn có thể giết được Nhan Lương, không dám động thủ, nhưng Quan Vũ lại làm được.
Lữ Bố (Lã Bố)
Lữ Bố được mệnh danh là Chiến Thần, thậm chí phần lớn độc giả đều coi Lữ Bố là vị tướng mạnh nhất thời Tam Quốc, còn hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, nhưng cũng bị đánh giá là kẻ “hữu dũng vô mưu” chỉ biết dựa vào nắm đấm.
Tôn Sách
Trong sách sử “Tam Quốc Chí – Thảo Nghịch Truyện” viết: qua sông chiến đấu, phá vỡ thế trận, nếu không có gan thì không thể làm được. Tôn Sách vượt sông đánh trận, quét sạch Giang Đông, không ai có thể ngăn được mũi nhọn của Tôn Sách, từ đó có thể thấy được sự dũng mãnh của Tôn Sách.
Có người nói Tôn Sách đó là đánh trận, là thống binh chứ không phải võ lực, nhưng nếu lúc đánh trận mà chủ soái không có bản lĩnh, không dẫn trước sĩ tốt thì binh sĩ có dám tiến lên?
Trương Phi
Chiến tích hoành tráng nhất của Trương Phi là dùng 20 kỵ binh cản lại mấy ngàn kỵ binh của Tào Tháo. Lưu Bị không chắc chắn nên đã chạy trước, để Trương Phi dẫn 20 người chặn hậu, Trương Phi đã dùng sự dũng mãnh của mình khiến quân địch khiếp sợ, không dám lại gần. Vì vậy, Lưu Bị thoát hiểm, tránh được một kiếp, nếu đổi lại là người khác thì chắc chắn đã bị dọa cho vỡ mật chứ không chuyển nguy thành an như Trương Phi được.
Hứa Chử
Là trung thần bên cạnh Tào Tháo, đương nhiên Hứa Chử cũng không phải hạng tầm thường, không chỉ sức lực cực mạnh và còn vô cùng uy mãnh, cơ thể cứng như gang thép. Ông nổi tiếng nhất với sự việc cầm đuôi trâu đi ngược lại hơn 100 bước, khiến kẻ địch phải khiếp vía trước sức mạnh của mình.
Hoàng Trung
Hoàng Trung là một trong những lão tướng tài ba dưới trướng Lưu Bị, tuy có tuổi nhưng lại có sức địch muôn người. Trận để đời của Hoàng Trung là chém chết đại tướng Hạ Hầu Uyên của Tào Ngụy ở núi Định Quân Sơn.
Trong trận ở núi Định Sơn, đội quân của Hạ Hầu Uyên cực kỳ tinh nhuệ nhưng Hoàng Trung vẫn phát động tấn công, cuối cùng danh tướng một đời Hạ Hầu Uyên lại chết dưới tay ông.
Thái Sử Từ
Thái Sử Từ sở trường về bắn cung, bách phát bách trúng, là một danh tướng dưới trướng Tôn Sách. Mã Bảo Tặc đứng trên lầu thành chửi mắng, Thái Sử Từ ngứa mắt, liền rút cung tên ra, một phát trúng luôn bàn tay của tặc nhân, ghim hẳn lên tường, khiến hơn vạn người phải khen hay.
Điều lợi hại nhất của Thái Sử Từ là dẫn 1 kỵ binh đối đầu với 23 danh tướng của Tôn Sách, Thái Sử Từ đơn đấu với Tôn Sách, chưa phân thắng bại.
Triệu Vân
Cảnh kinh điển của Triệu Vân đồng thời thể hiện sự dũng mãnh của ông là đơn thương độc mã cứu chủ. Khi Tào Tháo dẫn mấy ngàn kỵ binh đuổi theo Lưu Bị, hai vị tẩu phu nhân bị thất lạc lại phía sau.
Triệu Vân ôm A Đẩu, bảo vệ vợ của Lưu Bị, cuối cùng phá được vòng vây bình an trở về. Không nói đến chiến công này, bình thường Triệu Vân cũng là một vị tướng uy dũng, chính trực, lâm sự bình tĩnh, có tư duy nhạy bén, thấu đáo.
Michio Game